Giai đoạn tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng cơ thể vẫn phát ra những tín hiệu cảnh báo. Khi đường huyết cao cơ thể sẽ có đặc điểm như: bọng mắt, mụn, nám, giảm cân đột ngột… Tiền tiểu đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Đây là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và bệnh tiểu đường type 2. Ở giai đoạn này, mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán tiểu đường.
Dấu hiệu nhận biết đường huyết cao và rối loạn đường huyết
Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt, người mắc tiểu đường có nguy cơ rất cao tiến triển thành tiểu đường type 2. Điều đáng lo ngại là tiền tiểu đường thường không có triệu chứng rõ rầng, lại dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, phần lớn người bệnh chỉ phát hiện khi tìm trạng đã trở nựng. Nếu để lỡ giai đoạn tiền tiểu đường, nguy ở biến chứng tim mạch, thần kinh, thận và mắt sẽ tăng cao. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, tình trạng tiền tiểu đường còn liên quan đến bệnh tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ.
Bọng mắt, sưng quanh mắt
Bọng mắt là tình trạng phổ biến, thường do tuổi tác hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, nếu bọng mắt sưng to và kéo dài, đặc biệt vào buổi sáng, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn đường huyết. Khi mức đường huyết cao, hệ vi mạch quanh mắt có thể bị tổn thương, gây rò rỉ dịch và dẫn đến sưng mơ.
Ngoài ra, tiền tiểu đường cũng có thể gây giữ nước, làm vùng dưới mắt trở nên phồng lên. Một số người còn cảm thấy vùng da quanh mắt nhạy cảm hơn, có quầng thâm rõ rệt. Nếu tình trạng này đi kèm với khát nước nhiều, mệt mỏi và tiểu đêm thường xuyên, người bệnh nên kiểm tra đường huyết để loại trừ nguy cơ tiểu đường
Rụng tóc, da đầu nhờn
Rụng tóc không chủ liên quan đến stress hay lão hóa, mà còn có thể là dấu hiệu của đường huyết cao, tuần hoàn máu đến các nang tóc có thể bị ảnh hưởng kiến tóc yếu và dễ gãy rụng.
Bên cạnh đó, rối loạn insulin cũng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tóc trở nên nhờn dính. Nếu nhận thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường, đặc biệt là tóc mỏng đi ở đỉnh đầu hoặc thái dương, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm tình trạng tiền tiểu đường.

Mụn trứng cá xuất hiện nhiều bất thường
Mụn trứng cá là vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 80% thanh thiếu niên và người trẻ. Sự hình thành mụn có liên quan đến nhiều loại hormone như: Androgen, estrogen, cortisol, insulin. Nhưng nếu đã qua tuổi dậy thì mà vẫn bị mụn dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao. Khi cơ thể kháng insulin, hormone androgen sẽ gia răng, làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Điều này khiến da tiết nhiều dầu hơn, lôc chân lông bị bít tắc và hình thành mụn viêm, mụn bọc.
Nhiều người bị mụn quanh vùng cằm, quai hàm… đây được xem là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn hormone. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên hạn chế tiêu thị đường tinh luyện, đồ chiên rán và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ.
Da sạm, dày và thô ráp
Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của đường huyết cao là sự xuất hiện của các vùng da sạm, dày và có màu tối hơn bình thường, thường thấy ở cổ, nách hoặc khủy tay. Đây được coi là chứng gai đen (Acanthosis Nigricans), xảy ra do lượng insulin trong máu tăng cao, kích thích tế bào da phát triển quá mức.
Vùng da bị ảnh hưởng không chỉ tối màu mà còn có thể trở nên dày, sần sùi. Nếu nhận thấy sự thay đổi này trên da mà không phải do yếu tố di truyền hoặc ánh nắng mặt trời, hãy xem xét việc kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
Khô môi, khô miệng
Thường xuyên bị khô miệng, khô môi dù không ở trong môi trường khô hanh có thể là dấu hiệu của đường huyết cao. Khi lượng glucose trong máu tăng cao, cơ thể có xu hướng đào thải đường qua nước tiểu, gây mất nước. Điều này khiến tuyến nước bọt giảm tiết dịch dẫn đến cảm giác khô miệng kéo dài.
Một số người cũng có thể cảm thấy lưỡi dày lên hoặc nứt nẻ do thiếu nước. Nếu bạn uống nước liên tục nhưng vẫn cảm thấy khát, kèm theo khô miệng và tiểu nhiều lần trong ngày, hãy đến bệnh viện để kiểm tra chỉ số đường huyết.

Lưỡi có dấu răng
Nêu soi gương, bạn thấy lưỡi có những vết hằn răng ở hai bên mép, đây có thể là dấu hiệu của đường huyết cao. Khi đường huyết không ổn định, cơ thể có thể giữ nước quá mức, gây sưng lưỡi. Khi lưỡi sưng lên, nó có thể bị chèn ép vào răng, tạo ra những dấu hằn răng rõ rệt.
Ngoài ra, tính trạng này cũng có thế đi kèm với miệng khô, cảm giác lưỡi trắng bợt hoặc có rêu lưỡi dày. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để có hướng điều chỉnh sớm.
Xuất hiện nhiều vết nám, đốm sạm trên mặt.
Nám da không chỉ do yếu tố môi trường hay lão hóa, mà còn có thể liên quan đến rối loạn đường huyết. Khi lượng đường huyết cao, quá trình glycration diễn ra mạnh mẽ làm tổn thương tế bào da và kích thích sản xuất sắc tố melanin. Điều này khiến da trở nên sạm màu, xuất hiện các vết nám và đốm nâu.
Tiền tiểu đường cũng có thể gây mất cân bằng hormone, làm tình trạng nám nặng hơn, đặc biệt ở vùng gò má và trán. Nếu đột nhiên thấy da mặt tối màu, xuất hiện nhiều vết nám không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn đường huyết
Khắc phục đường huyết cao từ sớm
Tiền tiểu đường là giai đoạn có thể đảo ngược nếu được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, lượng đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương dây thần kinh, ảnh hưởng đến thị lực, thận và hệ tuần hoàn. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và điều chỉnh lối sống và cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiện trên xuất hiện cùng lúc hoặc đi kèm với các triệu chứng như: Mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều…. Ansha khuyên bạn hãy chủ động kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt là kiểm tra lượng đường huyết cao hay không từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.